"Dù hét mất tiếng nhưng mình vẫn muốn trải nghiệm trò zipline này", Nguyễn Mai Anh, một du khách đến từ Nam Định chia sẻ.
Cách đây không lâu, Mai Anh và nhóm bạn có chuyến đi Mộc Châu. Ngoài tham quan Hang Táu, Mu Náu, thác Nàng Tiên, nhóm dành một ngày để trải nghiệm cầu kính Bạch Long, thử các trò chơi cảm giác mạnh như trượt zipline, trượt khô...
"Đây là lần đầu tiên mình thử trò chơi mạo hiểm. Mình vừa hồi hộp, lo lắng vừa mong chờ. Ở vị trí xuất phát, mình thấy một nam du khách vừa trượt vừa la hét nhưng chỉ mấy chục giây, anh ấy đã tới đích.
Mình hít thở rồi được nhân viên đẩy ra đường trượt. Mình nhắm mắt, hét lớn giữa không trung", Mai Anh kể.
"Nhưng khi tới giữa đường, gió quá lớn, mình gần như bị hất ngược lại, không thể trượt xuống. Cảm giác lơ lửng giữa không trung, ở độ cao cả trăm mét khiến mình run bần bật, trong khi ở đường dây bên cạnh, du khách khác trượt vù vù.
Khi xuống tới nơi, các anh nhân viên cho biết, có thể mình quá nhẹ cân... nên mới gặp trường hợp này. Dù chỉ lơ lửng khoảng 10 giây thôi, nhưng vẫn là cảm giác khó quên", Mai Anh chia sẻ.
Nữ du khách Mai Anh sợ hãi khi lơ lửng giữa không trung. Video: NVCC
Anh Bùi Quyết, một người làm du lịch tại Mộc Châu, đã có hai lần trải nghiệm du dây mạo hiểm. "Sợ nhất là lúc nhân viên mở chốt an toàn, cơ thể mình lao vút ra không trung, bên dưới là núi đồi.
Độ cao giảm dần thì cảm giác sợ hãi mất đi, thay vào đó là sự sảng khoái, thích thú. Việc hét lên như giúp mình giải tỏa căng thẳng", anh Quyết cho hay.
Cảm giác được lơ lửng giữa không trung, chiêm ngưỡng thiên nhiên hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc khiến các du khách vừa hồi hộp, lo lắng, vừa thích thú, phấn khích.
Theo anh Quyết, nhiều người khi tới khu vực xuất phát, mới nhìn xuống đường trượt đã "run tay chân, quay đầu ở phút 90". "Những trò chơi mạo hiểm này tạo ra một điểm nhấn thú vị, mới mẻ cho du lịch Mộc Châu", anh Quyết cho hay.
Dù đã thử trượt zipline hai lần nhưng anh Quyết vẫn "hét thất thanh". Video: NVCC
Đường trượt zipline ở Mộc Châu dài khoảng 700m với 4 đường trượt song song. Điểm xuất phát của đường trượt nằm ở độ cao hơn 130m.
Chi phí cho một lượt trượt zipline tại đây là 180.000 đồng/người lớn và 120.000 đồng/trẻ em (cao từ 100-140cm). Nếu mua vé trọn gói 990.000 đồng/người, du khách có thể tham quan cầu kính, trượt cầu vồng, trượt zipline, đua xe công thức F1, chơi súng nước trên sông...
Zipline vốn bắt nguồn từ một loại hình giao thông tại những vùng núi cao hiểm trở. Để trượt zipline, cần có một sợi cáp dài, một đầu nối từ đỉnh núi hoặc thân núi để tạo độ cao, đầu còn lại có thể bên bờ hồ hoặc đất liền.
Khi tham gia trò chơi này, du khách sẽ được hướng dẫn tỉ mỉ và được trang bị đầy đủ thiết bị chuyên dụng, hiện đại, đảm bảo an toàn.
Anh Dương Xuân Kết (47 tuổi, quận Đống Đa, Hà Nội) có 10 năm làm nghề lái taxi.
Anh tâm sự: "10 năm làm nghề này, không ít lần tôi chứng kiến những câu chuyện trớ trêu, “cười ra nước mắt”, thậm chí có lúc phải đối mặt với những pha nguy hiểm không thể lường trước".
Câu chuyện chở vị khách nữ trẻ trung về Hưng Yên cách đây gần một năm khiến anh Kết nhớ mãi.
Anh Kết tâm sự: “Lần đó, mới 5 giờ sáng, tôi đang đi đổ xăng trên khu vực Kim Ngưu. Một cô gái khá trẻ, mặc váy màu hồng nhảy lên ghế phụ đằng trước, bảo cho về Hưng Yên, nhưng lúc đó tôi lại nghe nhầm thành Lương Yên.
Tôi chở cô gái ấy một mạch lên bến xe Lương Yên, đến nơi, cô gái bảo: “Ơ, cháu có lên Lương Yên đâu, chú cho cháu về Hưng Yên cơ mà”.
Thấy khách nói vậy, theo nghiệp vụ, tôi hỏi xem cô gái về đâu, đoạn nào, đi một chiều hay hai chiều để còn làm cước với tổng đài.
Cô gái bảo cứ chở cô ấy đi Hưng Yên, tôi cho xe về Hưng Yên theo hướng cầu Thanh Trì. Đến đoạn cầu Thanh Trì, cô gái bất ngờ ngả ghế xuống nằm dài ra.
Xe di chuyển đến phố Nối, cô gái này bảo tôi đi mua hộ mấy gói bim bim và chai nước ngọt rồi về cô ấy trả tiền.
![]() |
Tài xế Dương Văn Kết. Ảnh: Diệu Bình |
Tôi đáp: “Từ sáng tới giờ chú chở cháu đi chưa được ăn sáng, làm gì chú có tiền mua đồ giúp cháu. Chú dừng xe, cháu xuống tự mua cũng được.
Cô gái móc trong ví ra được 10 nghìn, xuống mua bim bim rồi quay lại xe lấy điện thoại gọi cho một người đàn ông, thấy tắt máy.
Cô gái yêu cầu tôi quay xe về, chở đến Lĩnh Nam, Hà Nội. Đến đó, cô gái gọi liên tục vài số điện thoại cũng không ai bắt máy.
Tôi thấy tiền cước lên nhiều, phán đoán khả năng cô gái này không có tiền thanh toán. Vì lái xe cho hãng nên tôi cố kiên trì để lấy bằng được tiền. Tôi bảo cô gái: “Cháu không đi nữa thì thanh toán tiền cho chú, chú còn đi ăn, gần trưa đến nơi rồi”.
Cô gái lại đẩy ghế ngả ra, chân nhấc lên đặt lên vô lăng lái với dáng điệu mời gọi, tay thì vuốt đầu, xoa vai tôi rồi đáp: “Giờ cháu không có tiền, người cháu đây, chú muốn làm gì thì làm cũng được, coi như bù lại”.
Trước thái độ của cô gái, tôi bảo: “Cháu làm gái à?", cô gái nói: “Không phải”.
“Thế sao cháu lại bảo người cháu chú muốn làm gì thì làm. Không làm gái thì ngồi lại cho tử tế. Chú lái xe taxi, chú không làm vậy, giờ chú chỉ cần cháu thanh toán tiền, cháu chưa có thì gọi bạn hay người nhà ra trả giúp chú”.
Lúc này, cô gái thu chân lại, gọi điện thoại cho ai đó, lúc sau quay sang bảo tôi chở về khu Xuân La, Xuân Đỉnh có người ra trả tiền.
Đến Xuân Đỉnh, một thanh niên từ trong nhà nghỉ đi ra hỏi tôi bao nhiêu tiền, đồng hồ hết gần 900 nghìn, tôi nói cậu ta trả tôi 800 nghìn cũng được. Cậu thanh niên này nói lớn tiếng: “Ông chở từ đâu về mà đắt thế, có từ Lĩnh Nam về mà hết từng ấy tiền”.
Tôi giải thích: “Phải đón bạn cậu từ Kim Ngưu lúc 5 giờ sáng, về tận Hưng Yên rồi quay lại đây, không tin cậu hỏi bạn cậu xem”.
Cô gái quay sang gật đầu với cậu ta thì cậu ta rút trong ví được 600 nghìn, vất vào trong xe làu bàu nói: “Chỉ còn từng này thôi, không lấy thì thôi”.
Biết gặp đối tượng cùn, vừa đói, vừa mệt cũng không muốn gây gổ ở đấy, tôi lấy tiền đi về. Cô gái còn với theo: “Có gì cháu xong việc, cháu gặp chú ở Kim Ngưu thì cháu trả nốt”… Lúc đó đồng hồ điểm 14 giờ chiều.
Một lần khác, anh Kết suýt gặp nguy hiểm vì một thanh niên "ngáo đá". Nhớ lại chuyện này, anh Kết không khỏi rùng mình.
Anh kể, đang đi trên đường Xã Đàn (Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội) thì thấy một thanh niên khoảng 24 tuổi, trông khá điển trai, thời thượng vẫy xe.
Vừa lên xe, thanh niên này liền chộp lấy điện thoại của anh và nói: “Anh cho em mượn điện thoại. Anh cứ đi, bao giờ em bảo dừng thì dừng".
Quan sát qua gương, anh Kết thấy đối tượng có nhiều biểu hiện như bị "ngáo đá". Cùng với việc anh ta vừa từ nhà nghỉ đi ra, người lái taxi phán đoán, có thể khách đã "chơi đá" trong nhà nghỉ.
Anh Kết lái xe lòng vòng từ 6 giờ đến 8 giờ sáng vẫn chưa thấy thanh niên này báo dừng ở điểm nào. Mỗi lần dừng, thanh niên này lại nói: “Nếu dừng tao sẽ không để mày yên”.
Cứ thế anh Kết lái taxi di chuyển trên đường từ 6 giờ sáng đến 11 giờ trưa. Đến khu vực bến xe Giáp Bát (Hoàng Mai, Hà Nội), anh ta bảo: “Ông chuẩn bị đi mua thuốc cho tôi, không tôi không để yên”.
Đối tượng liên tục nói như vậy trong trạng thái không tỉnh táo, tay phải vòng lên lúc thì bóp cổ tài xế, lúc lại đập liên tục vào thành ghế.
Vừa nghạt thở vừa lo sợ anh ta manh động, anh Kết phải nghĩ kế sách để thoát thân.
Anh kể tiếp: "Tôi cho xe đi chậm, gần sát vào lề đường để mong xe dính đinh. Đến gần bến xe thì may quá xe bị dính đinh thật.
Đối tượng vẫn kiên quyết ngồi trên xe và bảo, xịt lốp thì thay lốp phụ. Sau đó, hắn la hét, mắt long sòng sọc bắt tôi đi mua thuốc lá.
May có bác xe ôm gần đó, tôi gọi bác ấy lại gần nhờ mua hộ 3 điếu thuốc. Có thuốc lá, hắn bắt tôi bật nhạc to và liên tục hút thuốc".
Sau đó, anh Kết phải thương lượng: “Anh trả điện thoại để tôi gọi thợ đến sửa lốp”.
Anh ta đưa điện thoại, tài xế này chạy vội ra ngoài trong khi vị khách kia vẫn ngồi trong xe. Được một lúc, chắc khó thở, anh ta nhảy ra ngoài, lủi mất vào ngõ
Anh Kết thở phào kể: "Cả sáng hôm đó coi như tôi làm không công. Nhưng cũng may, người còn an toàn"...
“Vừa đi khách vừa giục tôi chạy xe nhanh hơn để đuổi theo xe máy phía trước. Theo lời khách tâm sự, anh ta đang đuổi theo xe của vợ để bắt quả tang chuyện chị này ngoại tình”, anh Kiền, lái xe taxi, chia sẻ.
" alt=""/>Lái xe taxi bất ngờ khi khách nữ đòi 'trả phí bằng tình'Múa Chăm ở khu đền tháp Mỹ Sơn (Ảnh: Thanh Dũng).
"Những giá trị văn hóa độc đáo, danh hiệu cao quý này cần được phát huy, khai thác hiệu quả, đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương; bảo tồn và lưu giữ cho mai sau", ông Phúc phát biểu.
Trong 25 năm qua, khu đền tháp Mỹ Sơn được nhận được sự quan tâm của Đảng, nhà nước, sự hỗ trợ cả về tài chính, nhân lực và công nghệ của các tổ chức quốc tế và các nước…. Tỉnh Quảng Nam, chính quyền huyện Duy Xuyên, cộng đồng đã có nhiều đóng góp hết sức tích cực, chung tay gìn giữ, bảo tồn di sản vô giá này cho thế hệ hôm nay và mai sau.
Sáng 4/12, thành phố Hội An tổ chức diễu hành chào mừng kỷ niệm 25 năm ngày được UNESCO vinh danh (Ảnh: TP Hội An).
Đối với đô thị cổ Hội An, trong 25 năm qua từ khi được UNESCO vinh danh, thành phố Hội An đã huy động được cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của cộng đồng trong việc chăm lo, giữ gìn di sản.
Năm 1999-2019, thông qua ngân sách nhà nước và các nguồn tài trợ lên đến 167 tỷ đồng, đã có 300 di tích xuống cấp nghiêm trọng được tu bổ; từ năm 2015 đến nay, đã có gần 100 di tích khác do nguồn ngân sách của tỉnh, thành phố bỏ ra 60% và nguồn đóng góp rất lớn không thể thống kê được từ người dân.
Thành phố Hội An đã có nhiều nỗ lực bảo tồn và phát huy hơn 50 nghề thủ công truyền thống, trong đó có 6 nghề được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Hội An luôn là điểm đến yêu thích của du khách trong và ngoài nước (Ảnh: Ngô Linh).
Bên cạnh nghệ thuật bài chòi được UNESCO công nhận Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, năm 2023, lễ hội Tết Nguyên Tiêu và lễ hội Tết Trung Thu ở Hội An được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Đặc biệt tháng 10/2023, thành phố Hội An đã chính thức được ghi danh vào Mạng lưới các thành phố sáng tạo toàn cầu của UNESCO.
Trong xu thế phát triển hiện nay, di sản đô thị cổ Hội An đang đối mặt với nhiều nguy cơ, thách thức về quá trình đô thị hóa, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, công tác quản lý không theo kịp tốc độ phát triển du lịch.
Điều đó đã đặt ra cho cả hệ thống chính trị thành phố và đội ngũ những người làm công tác bảo tồn, phát huy di sản Hội An nhiều trăn trở.
Ông Nguyễn Văn Sơn - Chủ tịch TP Hội An - cho hay, thực hiện định hướng chung của tỉnh Quảng Nam, quy hoạch chung đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 của thành phố Hội An xác định 3 trụ cột là sinh thái, văn hóa và du lịch mang tầm vóc quốc gia, mang đặc thù về văn hóa, sinh thái, cảnh quan và môi trường, du lịch; thành phố đáng sống, chất lượng cao.
" alt=""/>Kỷ niệm 25 năm Mỹ Sơn và Hội An được công nhận Di sản văn hóa thế giới